Sự thú vị của trò chơi dân gian thổi kèn

Sau khi tổ chức các nghi thức mừng cơm mới, người Xá Phó cùng nhau tổ chức múa hát, chơi các trò chơi dân gian, thổi kèn ma nhí, thổi sáo cúc kẹ chúc mừng gia chủ và chúc cho cả bản năm sau canh tác được mùa lúa nương, nhà nhà bội thu, no ấm…

Bài múa Nghi lễ tra lúa nương của người Xá Phó (hình thức canh tác nông nghiệp truyền thống trước đây của dân tộc Xá Phó) mô phỏng động tác tra lúa. Đoàn người đi tra lúa theo thứ tự: vợ- chồng chủ nương đi trước, sau đó từng cặp người mang gậy tra lúa, phụ nữ đeo túi Xá Phó đựng thóc giống.

Phần trò chơi kéo co người hấp dẫn, nhận được sự cổ vũ hò reo của bà con trong thôn.

100 trò chơi dân gian Việt Nam

Xem thêm: go88

Trò chơi kéo co của người Xá Phó độc đáo vì không sử dụng dây. Người dân chia làm 2 đội, không phân biệt nam nữ, 2 người ở giữa đan tay, những thành viên kế tiếp nối liền nhau bằng vòng ôm siết chặt bụng. Trò chơi không nhằm mục đích thắng, thua mà chủ yếu mang lại tiếng cười và niềm vui cho người chơi.

Đặc biệt, trong lễ cúng cơm mới, tiếng sáo cúc kẹ sẽ được thổi lên, cùng với lời hát chúc cho vụ mùa mới trời cho nước xuống, cho lúa chắc hạt, cho chim chóc không phá hoại, để thóc về đầy nhà, cho bản mường no ấm… Đây là một nét văn hóa rất độc đáo của dân tộc Xá Phó.

See also  1001+ trò chơi dân gian đặc sắc Việt Nam dành cho người lớn, trẻ em

Sáo cúc kẹ hay còn gọi là sáo mũi – loại nhạc cụ độc đáo làm bằng cây nứa được truyền lại từ nhiều đời nay. Người Xá Phó truyền tai nhau câu chuyện: Cụ tổ làm ra cây sáo cúc kẹ, trong một lần vào rừng gặp một trận mưa lớn đã trú ở cạnh một khóm nứa. Khi gió rừng thốc mạnh, bất chợt cụ nghe thấy một âm thanh rất lạ phát ra từ lỗ thủng trên cây nứa. Thứ âm thanh đó nhẹ nhàng, trong veo, nghe rất êm tai. Và cây sáo cúc kẹ ra đời cũng từ phát hiện bất chợt đó.

Đánh yến, ném còn cũng là một trong các trò chơi được người Xá Phó thường tổ chức vào các ngày lễ, tết. Từ thanh niên đến các bác, cô nhiều tuổi, chia làm 2 đội đứng đối xứng, truyền qua lại yến, còn, tạo nên không khí vui tươi, rôm rả.

Nhiều bạn trẻ ngày nay cũng tập chơi các loại nhạc cụ dân tộc, lưu giữ nét văn hóa độc đáo mà cha, ông để lại.

Người Xá Phó có thể chạy trên đôi cà kheo một cách dễ dàng như chính đôi chân của mình. Người Xá Phó xưa, còn dùng cà kheo vượt sông, lội

suối đi làm rẫy, đi thăm nom nhau lúc ốm đau. Ngày nay, người Xá Phó đi cà kheo trong ngày hội, để thi đấu

.Kết thúc phần hội là bài múa xòe đoàn kết. Phần trò chơi trong lễ mừng cơm mới của người Xá Phó không chỉ thể hiện niềm vui, sự hứng khởi của người dân khi một mùa màng bội thu, đây còn là dịp để người dân gìn giữ, bảo tồn nét đẹp văn hóa dân tộc.

See also  Bình Định: Hấp dẫn nghệ thuật Hội Chọi gà dân gian lần thứ nhất

Theo Báo Lào Cai điện tử

Leave a Comment